Sản phẩm của chúng tôi

Đức mẹ đồng trinh Maria

Đức Mẹ là tên gọi cách tôn kính thường chỉ về bà Maria, người đã sinh ra Giêsu. Ngoài ra, tùy vào cách tôn kính địa phương mà danh hiệu Đức Mẹ còn đi kèm với các địa danh khác, thông thường là qua sự kiện Đức Mẹ hiện ra hoặc các nơi có đền tôn kính bà.

    Đức Mẹ Aparecida: thánh quan thầy của Brasil, với một tượng hình và một vương cung thánh đường Aparecida ở Aparecida, tiểu bang São Paulo.
    Đức Mẹ Fátima: danh hiệu rất nổi tiếng trong Giáo hội Công giáo thông qua sự kiện Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ nhỏ trong nhiều tháng tại Fátima, Bồ Đào Nha năm 1917.
    Đức Mẹ Guadalupe: một biểu tượng về Maria phổ biến ở México nói riêng và Mỹ Latinh nói chung.
    Đức Mẹ Knock: đề cập đến cuộc hiện ra của Maria ở Knock-Aghamore, Éire, 1879.
    Đức Mẹ La Salette: đề cập đến cuộc hiện ra của Maria năm 1846 với hai trẻ chăn cừu ở La Salette
    Đức Mẹ La Vang: được tin là hiện ra cứu giúp giáo dân Việt Nam tránh khỏi cuộc bách hại của Nhà Trịnh và Nhà Nguyễn
    Đức Mẹ Ljeviš: một nhà thờ Chính Thống giáo ở Prizren, Kosovo
    Đức Mẹ Lộ Đức: đề cập đến cuộc hiện ra của Maria ở Lourdes (Lộ Đức), Pháp, 1858
    Đức Mẹ núi Camêlô: đề cập đến cuộc hiện ra của Maria với Thánh Simon Stock, 1251
    Đức Mẹ Nazaré: một bức tượng Maria bằng gỗ được cho là do Thánh Giuse thực hiện
    Đức Mẹ Peñafrancia
    Đức Mẹ Penrhys
    Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp: một hình tượng phong cách Byzantine có từ thế kỷ 15.
    Đức Mẹ Providence
    Đức Mẹ Siluva: ở Siluva, Litva, 1608-1646
    Đức Mẹ Sinj: quan thầy của Sinj, Croatia; người ta tin rằng bà đã cứu giúp Sinj khỏi sự xâm chiếm của Ottoman
    Đức Mẹ Trsat: đề cập đến cuộc hiện ra của Maria ở Lâu đài Trsat, Rijeka, Croatia
    Đức Mẹ Vaillankanni
    Đức Mẹ Walsingham
    Đức Mẹ Westminster
    Đức Mẹ Sao Biển
    Đức Mẹ Mễ Du: cuộc hiện ra của Maria từ năm 1980 tại Medjugorje, Bosnia và Herzegovina, hiện đang gây ra sự tranh cãi.




August 26, 2014

Đức mẹ Maria



Những lời đầu tiên mà kinh Tân Ước tường thuật về cuộc đời của bà Maria là "biến cố Truyền Tin", theo đó, sứ thần Gabriel đã hiện ra với bà để báo tin rằng bà được Thiên Chúa chọn để làm mẹ của Giêsu. Sau này, Tân Ước có một đôi lần nhắc đến người mẹ Giêsu trong một vài sự kiện khác. Một số truyền thuyết trong các giáo hội Kitô giáo còn cho rằng cha mẹ của Maria là Gioakim và Anna. Một số nguồn thông tin khác không thuộc quy điển Kinh Thánh có viết về sự qua đời và hồn xác lên trời của bà Maria.
Bà Maria đã sớm được tôn kính trong đức tin của Kitô giáo, đặc biệt là trong Giáo hội Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông Phương. Họ gọi bà là Đức Mẹ. Trong Tin Lành và Hồi Giáo, Maria cũng được nhìn nhận với một vị trí đặc biệt. Trong một thời gian dài, bà Maria là chủ đề được ưa thích trong các tác phẩm hội họa, âm nhạc và văn học Kitô giáo. Ngày lễ mừng kính bà được Công giáo Rôma, Chính thống giáo Đông phương và Anh giáo đồng cử hành là ngày 8 tháng 9. Ngoài ra, còn có thêm rất nhiều ngày lễ suy tôn bà Maria, tính theo những tước hiệu và sự kiện, được Giáo hội Công giáo mừng kính vào các ngày khác trong năm.


August 24, 2014

Hãy tỉnh thức và cầu nguyện


Bửa Tiệc Ly chấm dứt. Chúa Giêsu đưa các môn đệ đến vườn Giếtsêmani, nơi Chúa và các ông trước đây thường hay đến. Trên đường đi đến vườn, Chúa Giêsu loan báo: Tất cả anh em sẽ vấp ngã, vì Kinh Thánh đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên, và chiên sẽ tan tác. Nhưng Phêrô liền thưa: Dù tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con đây cũng nhất định là không. Chúa Giêsu nói với Phêrô: Thầy bảo con, hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì con đã chối Thầy đến ba lần. Nhưng Phêrô lại nói quả quyết: Dù có phải chết với Thầy, con cũng không chối thầy. Tất cả các môn đệ cũng đều nói như vậy. Ðó là bản tường thuật của tác giả Phúc âm theo thánh Marcô, nơi chương 14,26-31, về tâm thức của các môn đệ, và nhất là của Phêrô, lúc đó, lúc Chúa sắp bước vào vườn Giếtsêmani.

Tất cả đều nhất quyết theo Chúa cho đến cùng, nhất quyết không chối Chúa. Nhưng Chúa Giêsu biết rõ sức con người như thế nào. Ngài không thất vọng về các ông, nhưng căn dặn trước: "Nhưng sau khi sống lại, Thầy sẽ đến Galilê trước anh em." Chúa Giêsu tiếp tục con đường khổ nạn, và đặt ra điểm hẹn mới ở Galilê, chớ không phải nơi đồi Golgotha, nơi điểm chết trên thập giá. Và để đi đến điểm hẹn mới, Chúa Giêsu phải đi trọn con đường thập giá, và các môn đệ trải qua cuộc thử thách cam go. Ðể đi qua con đường nầy, đúng theo thánh ý Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu đã cầu nguyện: "Lạy Cha, nếu có thể được, thì xin cho con khỏi uống chén nầy. Nhưng không theo ý con, một xin vâng theo ý Cha mà thôi." Trước đó, Chúa đã dạy các tông đồ lời Kinh Lạy Cha: Vâng ý Cha duới đất cũng như trên trời. Xem ra như các môn đệ chưa hoàn toàn ý thức về tầm mức quan trọng của sự cố mà Chúa và các ông đang trải qua. Các ông không thể cùng canh thức và cầu nguyện với Chúa. Cả ba tông đồ, Phêrô, Giacôbê và Gioan, những kẻ đã được Chúa đặc biệt xếp đặt theo Chúa lên núi chứng kiến biến cố Chúa biến hình, và giờ đây thì được Chúa đưa đến gần nơi Chúa cầu nguyện, hơn các tông đồ khác, cả ba ông cũng không tỉnh thức và cầu nguyện, mà lại ngủ say. Tác giả Phúc âm theo thánh Marcô, mà truyền thống cho là đồ đệ của thánh Phêrô, là người duy nhất ghi lại Lời Chúa trách riêng Phêrô trong giây phút đó như sau: Simon, con ngủ à? Con không thức nổi một giờ hay sao? Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối. Sau những lời trên, Chúa lại đi cầu nguyện như trước. (x. Marcô 14,37-38).

Bữa tiệc cuối cùng

Câu chuyện kể lại: Judas - một trong số các môn đồ của Chúa Jesus – đã tố giác với nhà cầm quyền La Mã để bán đứng người thầy của mình đổi lấy 30 thỏi bạc. Ở bữa ăn tối cuối cùng, Chúa đã nói với các tông đồ của mình: "Trong các người có kẻ muốn bán rẻ ta".
 
Mười hai môn đồ ngồi trong bàn ăn, mỗi người có một vẻ mặt khác nhau: ba người thì thầm với nhau, ba người tỏ vẻ giận dữ trong đó có một người đập mạnh tay xuống bàn, một người lộ vẻ nghi ngờ, một người tỏ ra ngạc nhiên, một người ngồi ngay ngắn tỏ lòng trung thành, hai người nữa lộ vẻ xúc động. Chỉ có một môn đồ mặt tái nhợt, lưng hơi ngả về sau, tay nắm chặt túi tiền - đó chính là Judas. Sau lưng Judas là một khoảng tối, còn sau lưng chúa Jesus là hình ảnh cửa sổ đầy ánh sáng. Những tia sáng chiếu vào gương mặt Jesus làm ánh lên vẻ điềm tĩnh, hiền từ và cương nghị. Sự tương phản này được cho là biểu đạt được sự căm thù của tác giả đối với gian ác, cũng như sự ngưỡng vọng đối với chính nghĩa.

Mỗi người trong tranh biểu hiện thái độ khác nhau với lời nói của Jesus, kẻ ngạc nhiên, người kinh hãi...

Đức Mẹ hồn xác lên trời

Lễ Đức Mẹ Lên Trời (hay còn gọi là Lễ Đức Mẹ Mông Triệu) là một ngày lễ quan trọng của các Kitô hữu thuộc Giáo hội Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phương, Cộng đồng Anh giáo, vì họ tin rằng khi qua đời thì linh hồn và thể xác của Đức Maria đã được đưa về thiên đàng.

Giáo hội Công giáo Rôma định sự kiện này là một "tín điều" (điều phải tin) do Giáo hoàng Piô XII ban hành vào ngày 1 tháng 11 năm 1950 qua Hiến chế "Munificentissimus Deus" (Thiên Chúa vô cùng vinh hiển). Trong hiến chế này, Giáo hoàng Piô XII tuyên bố: "Sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế, Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa vừa vô nhiễm vừa mãi mãi đồng trinh, đã được đưa vào vinh quang thiên quốc cả hồn lẫn xác" bởi những lý do: Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa; thân xác Đức Giêsu sinh ra từ thân xác Đức Maria ("caro Jesu est caro Mariae"); thân xác Đức Maria không hề sa sút nhưng vẫn trinh khiết vẹn toàn và bởi đó thật xứng đáng nếu thân xác ấy không bị hư nát sau khi chết; và vì đã liên kết chặt chẽ với Đức Ki-tô trong sứ mạng cứu độ của Người ở trần gian, nên Đức Maria cũng thật xứng đáng được chia sẻ tình trạng vinh quang của thân xác.

Chúa Giê-su bị đóng đinh lên thánh giá

Sự kiện Chúa Giê-su bị đóng đinh lên thánh giá (hoặc Cuộc khổ hình của Chúa Giê-su, cuộc tử nạn của Chúa Giê-su...) được ký thuật trong bốn sách phúc âm. Sự kiện này xảy ra ngay sau khi ngài bị bắt và bị xét xử. Sự chết của Chúa Giê-xu trên thập tự giá là yếu tố căn cốt trong thần học Cơ Đốc giáo, liên quan mật thiết với giáo lý cứu rỗi, sự thương khó và sự chết của Đấng Messiah như là điều kiện cần thiết để con người được tha thứ tội lỗi. Theo Tân Ước, đến ngày thứ ba Chúa Giê-xu sống lại và hiện ra cùng các môn đồ trong 40 ngày trước khi ngài về trời.

Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ

Lễ Truyền Tin (cũng được gọi là biến cố "Thiên sứ truyền tin cho Maria") là một lễ kỷ niệm của Kitô giáo nói về lời thông báo của Sứ thần Gabriel gửi đến Trinh nữ Maria rằng cô sẽ thụ thai qua quyền năng của Chúa Thánh Thần để trở thành mẹ của Con Thiên Chúa. Trong sự kiện này, Gabriel đã bảo Maria hãy đặt tên cho con trai mình là Giêsu, có nghĩa là "Đấng Cứu Thế". Nhiều Kitô hữu mừng Lễ Truyền Tin vào ngày 25 tháng 3, đúng chín tháng trước Lễ Giáng Sinh (25 tháng 12), bởi theo y học sinh sản, người phụ nữ thường mang thai khoảng chín tháng trước khi sinh.

Theo Phúc âm Luca 1:26, sự kiện Truyền Tin đã xảy ra với Maria vào tháng thứ sáu khi bà chị họ của Maria là Elizabeth mang thai con bà là Gioan Baotixita. Cả Giáo hội Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông phương đều tin rằng, sự kiện truyền tin xảy ra tại Nazareth. Tại khu vực này có ngôi Nhà thờ Truyền Tin để kỷ niệm sự kiện. Truyền Tin cũng là một chủ đề quan trọng trong nghệ thuật Kitô giáo nói chung, cũng như trong nghệ thuật về Đức Mẹ của Công giáo Rôma nói riêng, đặc biệt là trong thời Trung Cổ và Phục Hưng.

Ba ngôi Thiên Chúa

Trong nhiều tôn giáo, Đấng Tối cao được dành cho danh hiệu và những thuộc tính của Cha. Trong nhiều hình thức của đa thần giáo, thần linh tối thượng được nhìn nhận là "cha của các thần linh và của con người". Trong Do Thái giáo, Yaweh được gọi là Cha bởi vì Yaweh là đấng tạo hoá, đấng ban luật pháp và là đấng bảo vệ. Trong Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa được gọi là Cha cũng vì các lý do tương tự, nhưng đặc biệt là vì mối quan hệ Cha-Con huyền nhiệm được mặc khải bởi Chúa Giê-xu Cơ Đốc. Nhìn chung, danh hiệu Cha được áp dụng cho một thần linh nhằm biểu thị vị thần này là nguồn gốc của các tạo vật, là thẩm quyền tối thượng và là đấng che chở.